Trong thời gian gần đây, việc tiêm chủng vắc-xin Covid19 đã áp dụng rộng rãi khắp toàn cầu. Do đó, đời sống sinh hoạt của người dân cũng đã dần trở về bình thường so với trước khi đại dịch nổ ra. Tuy nhiên, nhu cầu và hành vi mua sắm đã có sự thay đổi hoàn toàn khác so với trước. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cách mà các doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động trong năm 2022 hay tương lai sau này. Vậy nên, hãy cùng 3T METRICS tìm hiểu về top 10 xu hướng ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới!

Sự bùng nổ của 5G và Internet vệ tinh

Internet ngày càng trở nên quan trọng bởi xu hướng làm việc từ xa đang dần trở thành một thói quen trong suốt thời gian qua. IoT (Internet vạn vật) cũng khiến mạng Internet trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống con người. Từ đó, các yếu tố này góp phần phát triển các nghiên cứu hay nền kinh tế Internet mạnh mẽ trong tương lai.

Theo nghiên cứu dự đoán số liệu kết nối mạng năm 2018 của Cisco, số người dùng Internet năm 2017 là 3.4 tỷ người thì đến năm 2022 sẽ tăng thêm 1.4 tỉ người sử dụng Internet. Số liệu này tương đương với mức 60% tăng trưởng toàn dân số thế giới trong trường hợp dân số thế giới năm 2022 đạt 8 tỉ người. Lúc đó, mức độ tiêu thụ internet sẽ là 4.8 zettabyte/năm, gấp 11 lần mức độ tiêu thụ năm 2012 là 437 exabyte.

Sự bùng nổ của 5G và Internet vệ tinh

Tuy 5G hiện nay có thể đang ở giai đoạn sơ khai nhưng các doanh nghiệp hiện nay đều đã tập trung vào công nghệ 6G. Ví dụ như trong năm 2018, Trung Quốc đã bắt đầu đầu tư và nghiên cứu về 6G. Đến cuối năm 2022, quốc gia này sẽ đủ khả năng phóng một vệ tinh để thử nghiệm đường truyền tín hiệu terahertz. Thử nghiệm này sẽ có sự tham gia của hai thương hiệu nổi tiếng là Huawei và ZTE. Trong cùng năm 2018, Mỹ cũng đã hợp tác với Uỷ ban Truyền thông Liên bang (FCC) để bắt đầu nghiên cứu về công nghệ này nhằm mục đích thử nghiệm mức phổ tần số cao hơn.

Một ví dụ khác là Liên minh Next G, bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Apple, AT&T và Google được thành lập vào năm 2020 nhằm nghiên cứu về công nghệ 6G. Ngoài ra, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản hay một vài quốc gia khác ở châu Âu cũng đã bắt tay vào việc phát triển công nghệ này một cách nghiêm túc. Như vậy, công nghệ 6G được kỳ vọng sẽ có nhiều bước đột phá hoàn toàn mới trong năm 2022 tới đây.

Công nghệ chủ đạo – Điện toán hiệu năng cao (HPC)

Với sự phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu dựa trên Big Data hay Điện toán đám mây, điện toán hiệu năng cao chắc chắn sẽ được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong năm 2022. Từ khám phá thuốc, nghiên cứu bệnh ung thư đến khai phá vũ trụ, điện toán hiệu năng cao sẽ trở thành một yếu tố thiết yếu. Đồng thời, công nghệ điện toán lượng tử cũng cần phải theo kịp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong tương lai.

Chúng ta đã thấy những phát minh bùng nổ trong lĩnh vực máy tính lượng tử bởi những doanh nghiệp nổi tiếng như Google, IBM, Microsoft, Amazon hay Alibaba. Các công ty khởi nghiệp như Rigetti Computing, D-Wave Systems, ColdQuanta, 1QBit, Zapata Computing và QC cũng đã trở thành kỳ lân của ngành về công nghệ cũng như tốc phát triển của họ.

Công nghệ chủ đạo - Điện toán hiệu năng cao (HPC)

Bởi nhu cầu sử dụng một bộ máy lớn hơn hỗ trợ việc nghiên cứu đang tăng cao, điện toán lượng tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2022. Chúng ta sẽ có thể thấy được các thành tích nổi bật hơn về nghiên cứu qubit (bit lượng tử) trong đầu năm mới này. Thương mại trong điện toán lượng tử sẽ sớm nằm trong tầm tay và chúng ta sẽ sớm thấy những ứng dụng của công nghệ đời sống nhanh hơn.

Trí tuệ nhân tạo, Phân tích Big Data và Điện toán đám mây

AI đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ những cải tiến về mặt cá nhân hoá, xếp hạng từ khóa tìm kiếm, giới thiệu sản phẩm, hiểu và điều khiển các thiết bị đến xây dựng mô hình tự động hoá tốt hơn, có thể thấy rằng, trí tuệ nhân tạo đang ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.

Có rất nhiều tổ chức đang sử dụng phân tích dự báo để dự đoán các xu hướng trong tương lai. Theo một nghiên cứu của Facts & Factors, thị trường phân tích và dự báo toàn cầu đang tăng trưởng với mức 24.5%/năm và sẽ đạt 22.1 tỷ USD vào cuối năm 2026.

Trí tuệ nhân tạo, Phân tích Big Data và Điện toán đám mây

Tương tự với điện toán đám mây, năm 2022, khối lượng dữ liệu mà hệ thống này phải xử lý sẽ nhiều hơn trước. Đồng thời, IoT chắc chắn sẽ là yếu tố thúc đẩy điện toán đám mây phát triển mạnh mẽ hơn. Theo Gartner, phí dịch vụ điện toán đám mây trên toàn cầu sẽ tăng từ 314 tỷ USD (2020) đến 482 tỷ USD vào năm 2022.

Bảo mật và an ninh mạng được đặt lên hàng đầu

Khi chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến, việc các doanh nghiệp và cá nhân bị tấn công mạng đang ngày một diễn ra nhiều hơn trên toàn cầu. Một vài công ty đã trở thành đối tượng chính của các cuộc tấn công mạng trong thời gian gần đây và nhiều doanh nghiệp trong số đó gặp khó khăn trong việc đối phó với những hành vi tấn công đó, nguyên nhân một phần là do xu hướng làm việc từ xa tăng cao bởi đại dịch.

Trong năm 2022, các cuộc phá hoại an ninh mạng có thể sẽ xảy ra ở quy mô lớn hơn trên tất cả các ngành lĩnh vực khác nhau và chúng ta sẽ thấy cách mà các doanh nghiệp ở từng lĩnh vực này thực hiện các biện pháp đối phó như thế nào. Cách để phòng tránh tấn công mạng sẽ bao gồm việc giáo dục từng cá nhân trong doanh nghiệp để họ có thể nhận biết và ngăn ngừa được các cuộc tấn công này, đồng thời cũng góp phần bảo vệ hình ảnh thương hiệu.

Bảo mật và an ninh mạng được đặt lên hàng đầu

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp tạo ra các giao thức an ninh mạng mạnh mẽ một cách dễ dàng hơn mà lại vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, sử dụng công nghệ AI còn giúp hệ thống an ninh mạng phát hiện các rủi ro và học được các hành vi vi phạm của tội phạm công nghệ cao, từ đó ngăn chặn các cuộc tấn công vào hệ thống dữ liệu trong tương lai. Hơn nữa, AI cũng góp phần tối ưu thời gian xử lý các công việc mang tính lặp lại của chuyên viên an ninh mạng.

Nền tảng NFT bùng nổ

NFT (Non-fungible Token hay tài sản không thể thay thế) là một sản phẩm số thể hiện qua code và dữ liệu để xác minh chủ sở hữu của sản phẩm đó. Các tài sản này có thể hiện dưới dạng online như bất động sản số trong thế giới ảo hoặc các sản phẩm trong trò chơi điện tử. Tuy nhiên, các tài sản này cũng có có thể là thật như một mảnh đất, một bức tranh, hay một vé tham gia biểu diễn nào đó.

Nền tảng NFT bùng nổ

NFT cũng có thể là sự kết hợp giữa online và offline như quyền quyết định ai có thể thuê chỗ làm việc trong văn phòng coworking. Tất cả những đồ vật độc nhất vô nhị như thẻ cầu thủ bóng chày, quả bóng đầu tiên của Ronaldo, một chiếc xe cổ hay một mảnh đất nhỏ ở trung tâm London đều có thể định dạng là NFT.

Công nghệ blockchain

Blockchain là một hệ thống sổ cái cho phép các công ty có thể theo dõi, giám sát các giao dịch và hợp tác kinh doanh với các đối tác chưa được xác minh mà không cần tới sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính. Công nghệ này giúp làm giảm các vấn đề khi kinh doanh, đồng thời đem lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như liên kết mạng lưới dữ liệu của doanh nghiệp, tính công khai, minh bạch, bảo mật, không thể sửa đổi và phi tập trung.

Công nghệ blockchain

Nhờ những lợi ích trên, ứng dụng blockchain trong doanh nghiệp đã trở nên phổ biến và sẽ tiếp tục can thiệp sâu vào nhiều lĩnh vực hơn nữa trong tương lai từ trò chơi điện tử, bộ máy chính phủ đến tài chính nói chung. Theo International Data Corporation (IDC), các doanh nghiệp đã chi gần 6,6 tỷ USD vào các giải pháp blockchain trong năm 2021, tức tăng trưởng 50% so với năm 2020. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng đến 15 tỷ USD vào năm 2024. Với sự phát triển vượt bậc của NFT và Metaverse, Blockchain chắc chắn sẽ trở thành một công nghệ đóng vai trò quan trọng trong năm 2022.