Malware là một phần mềm mềm độc hại mà các tin tặc thiết kế nhằm đánh cắp dữ liệu và thực hiện các mục đích khác. Các cuộc tấn công mạng này luôn là mối đe dọa với các cá nhân và doanh nghiệp. Vậy malware là gì? Mức độ nguy hiểm mà nó mang lại như thế nào? Có những giải pháp hiệu quả nào?… Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay. Cùng tìm hiểu ngay nào!

Malware là gì?

Malware là gì?

Malware (còn được gọi là phần mềm độc hại) là thuật ngữ chung chỉ các chương trình hay phần mềm được thiết kế nhằm gây hại hoặc khai thác các thông tin và dữ liệu hệ thống cơ sở dữ liệu.

Việc sử dụng malware để đánh cắp những dữ liệu hầu hết đều phục vụ cho việc thu lợi tài chính. Thiệt hại về tài chính mà các cá nhân hay doanh nghiệp phải chịu phụ thuộc vào các dữ liệu bị đánh cắp có mức độ quan trọng như thế nào, càng quan trọng thì mức số tiền phải bỏ ra càng cao.

Phần mềm độc hại lây lan như thế nào?

Phần mềm độc hại lây lan như thế nào?

Có nhiều phương thức để Malware truy cập vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tiến hành và tiếp hành đánh cắp. Dưới đây là những phương thức thường được sử dụng để xâm nhập:

  • Qua tệp đính kèm email.
  • Qua phần mềm hoặc ứng dụng giả mạo/độc hại.
  • Qua các quảng cáo độc hại trên một trang web nào đó.
  • Qua ổ USB bị nhiễm malware.

Bạn có thể tham khảo: Đâu là các giải pháp bảo mật hệ thống thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu

Dấu hiệu nhận biết malware

Dấu hiệu nhận biết malware

Bạn đã bị đánh mất dữ liệu hay chưa? Nó có giống với những cuộc tấn công mạng khác? Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để bạn có thể tự xác định được máy tính đã bị tấn công malware:

  • Máy tính của bạn sẽ bị chậm mặc dù không chạy các chương trình hay phần mềm nặng nào.
  • Ổ cứng hoạt động quá mức, dung lượng giảm bất thường.
  • Dung lượng của ổ cứng bị giảm bất thường và hoạt động quá mức.
  • Liên tục xuất hiện các quảng cáo bằng Pop-up.
  • Các liên kết trên máy tính của bạn bị chuyển hướng đến các trang website lạ.
  • Tự cài đặt các trình duyệt vào thanh công cụ hoặc các plugin mới, bất thường.
  • Tệ hơn, khi hệ thống bị ngưng, không hoạt động hoặc hiển thị màn hình xanh (với Windows).
  • Phần mềm antivirus ngừng hoạt động.
  • Thiết bị xuất hiện yêu cầu đòi tiền chuộc từ tin tặc.

Các loại malware phổ biến

Các loại malware phổ biến

Virus

Đây là loại chương trình có tốc độ lây lan nhanh, gây thiệt hại từ phần mềm cho đến phần cứng. Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời thì mọi thông tin, dữ liệu đều sẽ bị đánh cắp, thâm chí các thiết bị cũng sẽ mất kiểm soát.

Worm

Được hiểu với nghĩa là con sâu và chương trình này còn độc hại hơn cả virus. Bởi Worm – malware có thể tự sinh sôi, hoạt động vô cùng mạnh mẽ mà không chịu bất kỳ sự tác động, điều khiển nào đến từ con người cả.
Khả năng tự tái tạo và sinh sôi cao, nếu không trị tận gốc thì sẽ hoạt động trở lại như bình thường và dữ liệu hệ thống của bị đánh cắp.

Trojan

Được biết đến là một chương trình chính chủ, hợp pháp và uy tín. Trojan sở hữu chức năng bảo vệ, giúp máy tính tránh khỏi sự xâm nhập, tấn công của Virus. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, Trojan giống như một cánh cổng mở ra và cho phép hàng triệu loại Virus khác nhau xâm nhập, gây hại cho máy tính. Khả năng sao chép dữ liệu của Trojan thì không có về mặt phá hủy hoàn toàn thì dư thừa.

Spyware

Theo dõi, sao chép và quan sát tất cả các hoạt động của người dùng là các khả năng mà Spyware làm được. dữ liệu nào được nhập, xuất ra khỏi thiết bị đều được Spyware ghi nhận, cung cấp lại cho những kẻ gian mà không ai hay biết.

Rootkit

Người dùng sẽ bị tấn công và tước quyền quản trị ngay lập tức khi phần mềm này được cài đặt vào máy tính hay hệ thống của bạn. Lúc này, tin tặc có thể tự do, truy cập vào bất cứ ngóc ngách nào, kể cả có sự bảo vệ của tường lửa. Và việc đánh cắp dữ liệu, theo dõi hành vi người dùng sẽ được thực hiện vô cùng dễ dàng, hệ thống của bạn. Những việc này, hệ thống của bạn sẽ không báo lỗi bởi nó đã được tắt đi từ tin tặc.

Ransomware

Khi Ransomware tấn công, bạn sẽ không được quyền truy cập vào thiết bị và các dữ liệu của bạn sẽ bị mã hóa. Sau đó buộc bạn phải trả tiền chuộc để lấy lại chúng. Ransomware được xem là vũ khí của tội phạm mạng vì phương thức này thường lựa chọn thanh toán nhanh chóng bằng tiền điện tử.

Cách phòng tránh malware

Cách phòng tránh malware

An toàn dữ liệu luôn là phương châm hàng đầu mà mọi cá nhân, doanh nghiệp đều quan tâm. Để hạn chế các cuộc tấn công mạng nói chung và malware nói riêng, doanh nghiệp cần khuyến cáo, đưa ra các hướng dẫn với đội ngũ nhân viên như sau:

  • Cảnh giác khi truy cập các website lạ.
  • Hạn chế bấm vào các Pop-up lạ.
  • Với những phần mềm không đáng tin cậy, người dùng không nên tải về máy.
  • Cập nhật phiên bản mới nhất cho ứng dụng, phần mềm hay hệ điều hành đang sử dụng.
  • Sử dụng giải pháp quản trị an ninh mạng.

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được khái niệm về tấn công Malware, các dấu hiệu nhận biết, đâu là những phương thức phổ biến cũng như cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng bài viết mang lại nhiều lợi ích dành cho bạn, hẹn gặp lại trong bài chia sẻ tiếp theo.