ERP - HỆ THỐNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỔNG THỂ LÀ GÌ ?

Hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP – Enterprise Resource Planning là một thuật ngữ được dùng liên đến đến một loạt hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ, để giúp cho công ty quản lý các hoạt động chủ chốt của nó, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần”. Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằn cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP

VAI TRÒ CỦA ERP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

TĂNG MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA THÔNG TIN

Hệ thống Quản trị tổng thể doanh nghiệp - ERP giúp các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận các thông tin quản trị đáng tin cậy để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin.Nếu không có hệ thống ERP, một quản lý cấp cao phải dựa vào nhiều nguồn để có được thông tin cần thiết dùng cho việc phân tích tình hình tài chính và hoạt động của công ty.

CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHÍNH XÁC HƠN

Phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán của Hệ thống Quản trị tổng thể doanh nghiệp - ERP giúp các công ty giảm bớt những sai sót mà nhân viên thường mắc phải trong cách hạch toán thủ công. Phân hệ kế toán cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội bộ và các cán bộ quản lý cao cấp kiểm tra tính chính xác của các tài khoản. Hơn nữa, một phân hệ kế toán được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ các qui trình kế toán và các biện pháp kiểm soát nội bộ chất lượng.

QUẢN LÝ MUA HÀNG - TỒN KHO - GIÁ THÀNH

Hệ thống Quản trị doanh nghiệp tổng thể - ERP mang lại sức mạnh quản trị đối với quy trình mua hàng, tồn kho, giá thành. Đây là bài toán đau đầu với các doanh nghiệp thương mại và sản xuất. Nhờ có ERP doanh nghiệp hạn chế tình trạng thất thoát hàng hóa, tính toán đúng giá thành góp phần xây dựng chiến lược mua hàng và bán hàng hiệu quả. Đối với phân hệ mua hàng, ERP còn mang lại sức mạnh trong khâu lựa chọn nhà cung cấp giúp tối ưu lựa chọn giá nguyên vật liệu đầu vào.

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
BÀI BẢN HIỆU QUẢ

Phân hệ hoạch định và quản lý sản xuất của Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp - ERP giúp các công ty nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém hiệu quả trong sản xuất. Chẳng hạn, công ty không sử dụng ERP mà lên kế hoạch sản xuất một cách thủ công dẫn đến tính toán sai. Điều này gây nên các điểm thắt cổ chai trong quá trình sản xuất và do đó thường sử dụng không hết công suất của máy móc và công nhân.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP

ĐẶC ĐIỂM CỦA
HỆ THỐNG ERP

HỆ THỐNG MANG TÍNH TỔNG THỂ

Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp - ERP là một hệ thống lớn đem lại giải pháp toàn diện với doanh nghiệp. Bài toán mà ERP giải quyết là một tập hợp nhiều vấn đề trong quy trình vận hành của doanh nghiệp.

QUY TRÌNH TOÀN DIỆN

Hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể - ERP giữ vai trò tạo ra một quy trình làm việc tự động bao gồm nhiều chức năng khác nhau như kế toán, quản lý kho, quản lý nhân sự, quản lý hậu cần, quản lý và quan hệ với khách hàng, hoạch định và sản xuất,…nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn tài nguyên của doanh nghiệp được cung cấp một cách đầy đủ và nhanh chóng khi cần thông qua các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.

VẬN HÀNH LINH HOẠT

ERP có thể được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với đặc trưng hoạt động của từng doanh nghiệp và có thể mở rộng, phát triển theo thời gian của từng loại hình doanh nghiệp mà không làm thay đổi cấu trúc của chương trình hiện có.

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
HỆ THỐNG ERP

ERP tích hợp toàn bộ các phòng ban.

ERP đơn giản hóa quy trình kinh doanh và quy trình làm việc.

Các quản lý tầm trung và ban lãnh đạo quyết định nhanh chóng.

Tăng trưởng kinh doanh nhờ nguồn dữ liệu chuẩn xác.

Báo cáo chiến lược thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.

3 LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN NHANH CHÓNG
TIẾP CẬN VỚI HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP

3 LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN NHANH CHÓNG
TIẾP CẬN VỚI HỆ THỐNG
ERP

Lý-do-sử-dụng-Hệ-thống-Quản-trị-doanh-nghiệp-tổng-thể-ERP

TỐI ƯU NGUỒN LỰC TRONG
DOANH NGHIỆP

Hệ thống ERP được thực hiện để quản lý các kế hoạch kinh doanh tương lai có thời hạn. Động cơ chính hoặc mục đích để thực hiện Hệ thống ERP là đảm bảo rằng các nguồn lực của doanh nghiệp được sử dụng ở mức tối ưu thông qua giao tiếp và cộng tác tốt hơn từ các bộ phận trong doanh nghiệp.

THỐNG NHẤT HỆ THỐNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU

Cạnh tranh trong kinh doanh ngày nay rất khó để có một giải pháp duy nhất có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh. Giải pháp ERP có sẵn có thể giúp bạn với một hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất và quản lý tất cả các quá trình kinh doanh và các phòng ban trong doanh nghiệp.
Lý-do-sử-dụng-Hệ-thống-Quản-trị-doanh-nghiệp-tổng-thể-ERP

TRANG BỊ HỆ THỐNG ERP
LÀ XU THẾ TẤT YẾU

Hệ thống ERP đang trở nên cần thiết ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ để xây dựng kế hoạch kinh doanh phát triển hiệu quả, và vượt qua cạnh tranh. Sự hợp tác tốt hơn giữa các phòng ban sẽ đem lại kết quả tốt hơn từ nhân viên. Việc triển khai ERP ngày nay trở nên đơn giản với quá nhiều Hệ thống sẵn có trên thị trường, đặc biệt để phục vụ cho hầu hết mọi nhu cầu và yêu cầu của tổ chức.

QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP

FINANCE

Bao gồm các module Kế hoạch tài chính, Kế toán tổng hợp (GL – General ledger), Quản lý dòng tiền (CM – Cash management), Kế toán công nợ phải thu (AR – Accounts Receivable); Kế toán công nợ phải trả (AP – Accounts Payable), Quản lý tài sản cố định (FA), Kế toán chi phí giá thành, Kế toán xây dựng cơ bản và các báo cáo kế toán, báo cáo quản trị tài chính, các báo cáo theo quy định của Bộ tài chính như Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, thuế VAT và báo cáo dòng tiền.

PURCHASING

Quản lý các đối tượng như Yêu cầu mua hàng (PR – Purchasing Request), các báo giá của nhà cung cấp (Quotation), thông tin Nhà cung cấp, các hợp đồng mua hàng hay đơn mua hàng và đối chiếu với hoá đơn mua hàng, nhận hàng, trả lại hàng, kế toán công nợ phải trả và hệ thống báo tra cứu thông tin và báo cáo quản trị phong phú.

SALES

Quản lý các thông tin liên quan đến các hợp đồng bán hàng hay đơn bán hàng, thông tin khách hàng, giao hàng cho khách hàng, đối chiếu với hoá đơn bán hàng và công nợ phải thu. Phân hệ bán hàng cho phép nhập, xử lý đơn đặt hàng, Thuế doanh thu/ thuế GTGT, Kế hoạch giao hàng, Vận chuyển, Mua giao thẳng (không qua kho), Treo đơn đặt hàng, Kiểm tra tín dụng, Chính sách giá và chiết khấu, Hàng trả lại…

INVENTORY

Quản lý kho đa dạng, phù hợp với yêu cầu quản lý kho phức tạp một cách có hiệu quả. Phân hệ này quản lý các các thông tin về nguyên vật liệu, hàng hoá và kho tương ứng, các giao dịch kho như nhập kho, xuất kho, chuyển kho, hàng trả lại…

MANUFACTURING

Lập kế hoạch sản xuất (PP – Production Plan), tập hợp Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất (MRP – Material Resource Planning), lập Định mức nguyên vật liệu (Bills of material), tính giá thành sản phẩm (Costing), quản lý các công đoạn sản xuất và giá trị, số lượng sản phẩm dở dang (WIP – Work in Process).

COLLABORATIVE

Sự phát triển của công nghệ đã giúp ERP đột phá tới bước tổng hợp nhiều nguồn dữ liệu để tạo ra các báo cáo hợp nhất dành cho các tập đoàn nhiều công ty hay đa quốc gia.

KIẾN THỨC GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP

KIẾN THỨC GIẢI PHÁP
CHUYỂN ĐỔI SỐ
DOANH NGHIỆP

Công ty Giải pháp 3T sẵn sàng chia sẻ tới quý doanh nghiệp SME các kiến thức liên quan đến vấn đề chuyển đổi số. Doanh nghiệp chuyển đổi số từ quy trình làm việc, quy trình Marketing, quy trình Sales, quy trình chăm sóc khách hàng cho đến các quy trình theo phân hệ chức năng trong quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP như Kế toán, mua hàng, bán hàng, tồn kho, giá thành, quản trị sản xuất, quản trị nhân sự tiền lương.

THÔNG TIN LIÊN HỆ