Business Analyts là một trong những ngành đang được nhiều người theo đuổi và là ngành thuộc top thu nhập cao. Tại Việt Nam, công việc này cũng dần phổ biến và được nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nhân lực với mức thu nhập “khủng”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn chưa biết rõ về công việc này cũng như nhiều lầm tưởng khi nhắc đến khái niệm Business Analyst.
1. Business Analyst là gì?
Business Analyst viết tắt là BA, được biết đến với tên gọi Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Cụ thể hơn, BA là người cung cấp các giải pháp cho yêu cầu của khách hàng.
2. Những quan điểm sai lầm về BA
Khái niệm trên có thể giúp bạn hiểu được định nghĩa về nghề BA nhưng cũng đồng thời mang lại nhiều lầm tưởng. Hãy cùng chúng tôi khám phá những quan điểm sai lầm về nghề BA qua đó giúp bạn tìm hiểu và tự đánh giá được sự phù hợp với bản thân nhé.
BA là dân IT?
Trái với quan điểm của nhiều người, BA không phải là “dân IT”. Khi nhắc đến BA nhiều người thường liên tưởng ngay đến IT BA. Trên thực tế, BA là một công việc rất rộng và có mặt trong hầu như mọi ngành nghề từ ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử….
Chính vì vậy, khác hoàn toàn với suy nghĩ của nhiều người Business Analyst không làm công việc của một IT và ngược lại. Nghề BA thực sự tách biệt với những công việc đặc thù riêng mà bạn sẽ được biết ngay dưới đây.
Công việc của Business Analyst là lập trình
Nếu bạn cho rằng BA cũng giống như IT thì việc ngộ nhận rằng một BA phải lập trình cũng là điều dễ hiểu. Trong thực tế, BA là người giúp định nghĩa những yêu cầu của khách hàng và tìm ra giải pháp cho các yêu cầu này.
Công việc cụ thể của một BA sẽ là làm việc trực tiếp với khách hàng để xác định yêu cầu và chuyển yêu cầu cho team nội bộ. Sau đó, giao tiếp với team nội bộ bao gồm Developer, QC, PM…. Cuối cùng là xử lý các yêu cầu, quản lý các document của dự án, chỉnh sửa khi cần thiết.
Đến đây, bạn có thể thấy được sự khác biệt rất rõ ràng giữa nghề Business Analyst và IT. Từ cách định nghĩa cho đến những công việc mà một BA sẽ đảm nhận, điều đó sẽ khiến những yêu cầu về kỹ năng trở nên đặc biệt thú vị.
BA không cần nhiều kỹ năng
Khi nhắc đến khái niệm BA người ta thường liên tưởng đến một công việc liên quan đến chiếc máy tính. Điều này dễ khiến họ lầm tưởng các BA chỉ cần những kỹ năng thuộc lĩnh vực công nghệ. Nhưng nếu bạn đã đọc đến đây hẳn sẽ biết rằng điều đó hoàn toàn không chính xác.
- Với công việc chính là làm việc trực tiếp với khách hàng để lấy yêu cầu, tất nhiên kỹ năng đầu tiên của một BA chính là kỹ năng giao tiếp. Một BA đôi khi phải gặp và làm việc với khách hàng nhiều hơn cả PM. Quá trình giao tiếp này cực kỳ quan trọng vì đây là giai đoạn xác định yêu cầu của khách hàng. Và tất nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng hiểu rõ họ cần gì.
- Xác định được yêu cầu của khách hàng, Business Analyst lại tiếp tục làm việc với team nội bộ. Các thành viên trong team bao gồm Dev, PM, QC… để trao đổi về các yêu cầu này. Nói một cách khác, một BA sẽ là cầu nối giữa khách hàng và đội ngũ dự án. Đây cũng là lý do mà một số doanh nghiệp yêu cầu BA thành thạo ngoại ngữ để có thể làm việc với các team ở nước ngoài.
- Các kỹ năng về công nghệ cũng được đánh giá cao, bằng cách ứng dụng các công nghệ mới để tìm ra những ưu và nhược điểm trong giải pháp kinh doanh. Sự hiểu biết của Business Analyst về công nghệ sẽ giúp diễn đạt tốt nhất các yêu cầu của khách hàng trước khi chuyển giao cho đội ngũ dự án.
- Một số kỹ năng như phân tích, xử lý vấn đề và quản lý là rất quan trọng để trở thành một BA giỏi. Công việc của một BA sẽ bao gồm phân tích các số liệu, tài liệu, khảo sát, kiểm thử để tìm ra vấn đề. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh là điều khó tránh khỏi.
Có thể thấy rằng, nghề BA đòi hỏi nhiều kỹ năng không thua kém bất kì ngành nghề nào. Thật sự đó sẽ là một thử thách không nhỏ cho những người mới bắt đầu bước chân vào nghề. Nhưng đồng thời, đó cũng là cơ hội để trau dồi và phát triển bản thân.
Nghề Business Analyst chỉ làm việc cho các công ty phần mềm
BA không chỉ là công việc liên quan đến phần mềm. Hầu như mọi ngành nghề hiện nay đều có sự hiện diện của BA. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi mà thị trường ngày một phát triển, sức cạnh tranh lớn ở nhiều ngành nghề. Nhu cầu nhân lực BA tăng mạnh trong cách ngành chủ lực như ngân hàng, tài chính…
Lấy một ví dụ đơn giản về giải pháp của BA trong thực tế, nếu một doanh nghiệp gặp vấn đề về đội ngũ Sale. Sau khi xác định được yêu cầu từ khách hàng có rất nhiều lựa chọn mà một BA có thể đưa ra.
Giả sử sau khi phân tích vấn đề BA đầu tiên thấy rằng đội ngũ sale này cần một phần mềm để training lại các kỹ năng. Trong khi đó, BA thứ hai lại cho rằng đội ngũ Sale này chưa đủ năng lực nên cần được thay thế bằng một đội ngũ mới.
Không giỏi IT không thể theo nghề Business Analyst
Nếu đã đọc đến tận đây hẳn bạn sẽ thấy rằng có quá nhiều lầm tưởng về nghề BA. Tuy nhiên, không thể nói rằng BA hoàn toàn không cần kiến thức về công nghệ mà trái lại công nghệ là một phần giúp nâng tầm đẳng cấp của BA.
Dù vậy, nếu không giỏi IT cũng đừng vội đánh giá bản thân không phù hợp với nghề. Có thể tạm chia những người muốn theo ngành BA làm 3 nhóm gồm:
- Nhóm 1: gồm những người chuyên về IT (Dev, Tester…)
- Nhóm 1 có lợi thế rất lớn nhờ kiến thức chuyên môn khi xuất thân từ IT. Họ có thể làm trong các công ty chuyên về phần mềm, điểm yếu của họ có lẽ là thiếu kỹ năng mềm và các kiến thức nghiệp vụ bổ sung như kế toán, nhân sự, tài chính…
- Nhóm 2: gồm những người thuộc các lĩnh vực khác (Ngân hàng, tài chính…)
- Nhóm 2 thông thường sẽ là những người có mong muốn thay đổi định hướng công việc. Họ có thể là người hoạt động nhiều năm trong các lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kế toán, du lịch, ngân hàng…
- So với dân nhóm 1, họ có kỹ năng mềm tốt hơn nhờ đặc thù công việc và trên hết là một sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực của mình. Tất cả những gì họ cần lúc này là các kiến thức về công cụ, kỹ thuật sẽ giúp họ trở thành cầu nối cho khách hàng và đội ngũ của dự án.
- Nhóm 3: gồm những người có kiến thức IT và những lĩnh vực khác.
- Nhóm 3 là sự tổng hợp của hai nhóm trên, họ thường là các lập trình viên hoặc quản lý dự án lâu năm. Không chỉ có sự hiểu biết sâu rộng ở nhiều ngành nghề mà còn cả những kiến thức về IT và đặc biệt là kinh nghiệm của bản thân.
- Nhóm này sẽ rất dễ dàng tiếp cận và trở thành BA giỏi trong tương lai. Những gì họ cần là hệ thống kiến thức và những kỹ năng của bản thân sao cho phù hợp với nghề.
Khi đọc đến dòng này, hẳn bạn đã có được cho mình cái nhìn tổng quan về những quan điểm sai lầm về nghề Business Analyst. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Như đã đề cập ở phần đầu, Business Analyst là nghề đang hot hiện nay. Hãy tìm hiểu và xem BA có thực sự hợp với bạn không nhé.