Các giải pháp bảo mật hệ thống thông tin nào đang được sử dụng để bảo vệ an toàn thông tin nói riêng và hệ cơ sở dữ liệu nói chúng hiện nay. Trong bối cảnh internet phát triển ngày một mạnh mẽ cũng như các thiết bị công nghệ số. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể lưu trữ hệ thống tin mật. Cũng như thông tin và dữ liệu người dùng, khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh những lợi ích mang lại đó, những nguy hiểm về các cuộc tấn công mạng là các rủi ro mà bạn có thể gặp phải. Bài viết hôm nay, 3T Software sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu về các giải pháp bảo mật hệ thống thông tin.
Bảo mật Physical Database
Điều này có nghĩa là máy chủ cơ sở dữ liệu của bạn phải được giữ trong một môi trường an toàn. Môi trường này sẽ kiểm soát và ngăn chặn các truy cập trái phép. Đồng thời, hệ cơ sở dữ liệu cũng phải được giữ trên một máy chủ riêng biệt, không có sự truy cập từ các ứng dụng và từ máy chủ web.
Thông thường, các máy chủ web (web server) có nhiều khả năng bị tấn công hơn. Bởi máy chủ web sẽ nằm trong môi trường DMZ (Demilitarized Zone) – là một vùng mạng trung gian giữa mạng nội bộ của doanh nghiệp và mạng internet. Chính vì thế, web server này sẽ bị truy cập trái phép khá dễ dàng. Trường hợp nguy hiểm và có khả năng cao bị các hacker tấn công hơn đó là máy chủ web và máy chủ cơ sở dữ liệu cùng đặt trong một môi trường.
Đảm bảo bảo mật Physical Database là điều cần thiết và quan trọng đầu tiên của các giải pháp bảo mật hệ thống thông tin.
Sử dụng tường lửa
Đây là phương thức bảo mật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhờ có tường lửa mà những thông tin cơ sở dữ liệu sẽ được bảo vệ khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.
Tường lửa sẽ ngăn chặn những truy cập trái phép và bất thường. Qua đó, cơ sở dữ liệu của tổ chức sẽ được bảo mật một cách an toàn và hiệu quả hơn. Sử dụng tường lửa là một trong các giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu.
Bạn có thể tham khảo: Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng hiệu quả cho doanh nghiệp
Kiểm soát số lượng và quyền hạn truy cập
Với việc quản lý tốt số lượng và quyền hạn truy cập, các cá nhân hay doanh nghiệp sẽ ngăn chặn được tối đa các dữ liệu bị rò rỉ ra bên ngoài. Mỗi nhân viên ở các chức vụ khác nhau sẽ được quyền truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu khác nhau, nó đủ để hoàn thành tốt các công việc thường ngày của họ. Việc giới hạn số lượng và quyền hạn truy cập sẽ hạn chế tối đa những cuộc đánh cắp cơ sở dữ liệu.
Bảo mật tài khoản/ thiết bị của người dùng cuối
Mỗi tài khoản của từng cá nhân sẽ được doanh nghiệp quản lý và theo dõi, họ sẽ được nhân viên của họ truy cập vào những cơ sở dữ liệu nào, thời gian nào cũng như thực hiện các tác vụ nào trong trường cơ sở dữ liệu đó.
Việc ứng dụng các biện pháp giám sát và theo dõi dữ liệu sẽ cảnh báo cho doanh nghiệp các truy cập và sử dụng dữ liệu trái phép và bất thường. Các thiết bị người dùng khi truy cập phải luôn tuân thủ theo các biện pháp kiểm soát bảo mật.
Mã hoá dữ liệu
Tất cả các dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu phải được bảo vệ bằng cách mã hoá Encryption. Việc mã hóa sẽ giúp hệ thống an ninh mạng bảo mật thông tin tốt hơn, giúp cho quá trình truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị với nhau trở nên an toàn hơn.
Lưu trữ thông tin đăng nhập
Các tổ chức cần phải ghi lại tất cả các thông tin đăng nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, cần ghi lại tất cả các hoạt động trên cơ sở dữ liệu của các nguồn đăng nhập này. Qua đó có thể nhanh chóng phát hiện những sai phạm, những lưu lượng truy cập bất thường và trái phép.
Trên đây là các giải pháp bảo mật hệ thống thông tin được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Hy vọng nội dung trên mang lại nhiều lợi ích dành cho bạn, hẹn gặp lại trong bài chia sẻ tiếp theo.