Kỷ nguyên công nghệ 4.0 chứng kiến sự bùng nổ của khoa học dữ liệu khi ngành này đang dần trở thành một phần không thể tách rời của tất cả các lĩnh vực trên toàn cầu. Đặc biệt khi nhu cầu tìm hiểu thị hiếu người dùng từ các công ty và doanh nghiệp trên đà tăng tốc, data mining – khai phá dữ liệu trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.
Data mining là gì?
Data mining là một công cụ khai phá dữ liệu được các công ty và doanh nghiệp sử dụng để biến dữ liệu thô thành những dữ liệu có lợi cho kế hoạch phát triển của họ. Tương tự như khi khai phá kim cương, sau quá trình thu hoạch hàng ngàn tấn đất đá, bạn chỉ thu lại được một lượng nhỏ đá quý thông qua quá trình sàng lọc kỹ lưỡng.
Thông qua quá trình phân tích tìm kiếm mẫu dữ liệu và mối tương quan giữa chúng, các doanh nghiệp có thể dự đoán và lập kế hoạch giúp tăng trưởng doanh thu, quản lý chi tiêu hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ.
Nói dễ hiểu hơn, nhờ sử dụng data mining để khai thác thông tin người dùng, bạn có thể biết được nhu cầu mà họ đang tìm kiếm là gì và làm thế nào để đáp ứng chúng. Ví dụ, thông qua thay đổi hành vi mua hàng của một người phụ nữ, bạn có thể dự đoán hoặc biết được cô ấy đang mang thai vì đột nhiên cô bắt đầu mua nhiều quần áo em bé chẳng hạn.
Ứng dụng thực tế của data mining trong các lĩnh vực
Như đã đề cập, data mining có mặt trong hầu hết tất cả các ngành nghề hiện đang tồn tại trên toàn thế giới. Miễn là ngành nghề đó có thể tiếp cận, thu thập dữ liệu và phân tích để cho ra những kết quả được chắt lọc có ích cho mục đích từng cá nhân.
Sales và Marketing
Trong sales và marketing, data mining được ứng dụng để dự đoán và nắm bắt xu hướng, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Từ đó cho ra đời những phương thức tiếp cận khách hàng mục tiêu đúng đắn và đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa khai phá dữ liệu và các chiến lược bán hàng như up-selling hay cross-selling còn giúp tăng lượng sản phẩm được bán ra và thúc đẩy doanh thu.
Ecommerce
Ecommerce được đánh là ngành nghề sẽ liên tục tăng trưởng nhanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2024, đặc biệt khi thị trường tiêu dùng ngày càng chuyển biến đa dạng. Điều này tạo cơ hội cho việc phát triển các mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng nở rộ, nhu cầu tìm hiểu insight khách hàng cao hơn, đồng nghĩa với việc khối lượng dữ liệu thu về khổng lồ hơn.
Đó là lý do sau khi tìm kiếm hoặc nhắc đến một từ khóa bất kỳ, vài giây sau sẽ thấy chúng xuất hiện trên các trang mạng xã hội dưới dạng quảng cáo. Hoặc khi sử dụng các dịch vụ xem phát video trực tuyến như Netflix hay Youtube, những gợi ý mà bạn nhận được đều có chút liên quan đến những thứ bạn đã xem hoặc sở thích cá nhân. Đây được gọi là hệ thống khuyến nghị (recommendation system), một ứng dụng rất hữu ích mà data mining đem lại cho các doanh nghiệp.
Nhân sự
Theo các dự báo công việc tương lai, có đến 30% nguồn nhân lực sẽ được tự động hóa, kể cả những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo như thời trang. Minh chứng càng rõ ràng hơn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và máy học, hai công cụ đòi hỏi sự hiểu biết rất cao về data.
Ở lĩnh vực nhân sự, data mining được sử dụng để phân tích dữ liệu từ ứng viên và cho ra kết quả công việc phù hợp họ nhất. Từ đó các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian cho quá trình phỏng vấn, nhận phản hồi nhanh chóng từ ứng viên và tìm kiếm nhân tài phù hợp dễ dàng hơn.
Ngoài ra, khai phá dữ liệu có khả năng tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người trong khoảng thời gian ngắn. Điều này vô cùng hữu ích cho các công ty hoặc tập đoàn lớn khi có dự định tái cấu trúc hệ thống nhân sự.
Hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu được ứng dụng của Dataming rồi đúng không nào? Hy vọng những thông tin trên có thể giúp doanh nghiệp bạn áp dụng Data Mining trong từng quy trình đề tối ưu được hiệu quả công việc nhé.