Business Analyst (BA) là một khái niệm không mấy xa lạ đối với hầu hết các bạn đang làm việc ở lĩnh vực CNTT tại Việt Nam. Tuy nhiên đối với các sinh viên thuộc khối kinh tế, có thể nói đây chính là một mảnh đất màu mỡ tươi sáng mang đầy hứa hẹn…

Business Analyst – xu hướng nghề nghiệp ở thời đại công nghệ số hiện nay

Hiện nay BA IT đang chiếm tỉ lệ cao trong số các BA tại Việt Nam, ví dụ cụ thể chính là những người phân tích nghiệp vụ thiên về kỹ thuật với xuất thân là coder, developer… tại các công ty công nghệ. Đừng quá lo lắng, bạn vẫn còn cơ hội vì BA chính là một trong những ngành nghề hiếm hoi yêu cầu kiến thức, kỹ năng ở cả hai mảng, kinh doanh, kinh tế và kỹ thuật công nghệ!

Có thể nói Bussiness Analyst hiện đang là ngành nghề đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay. Từ yêu thích thành đam mê, nghề BA chính là bước ngoặt tạo ra cho bạn những cơ hội học hỏi mới, buộc bạn phải dốc hết tinh thần và sức lực để giải những bài toán mới trong bất kể thời khắc nào, từ các bộ phận nghiệp vụ cũng như nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Quan trọng nhất, đây cũng chính là nguồn động lực lớn lao để “gò ép” bản thân bạn vào khuôn khổ, để bản thân bạn được hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Business Analyst - Đảm nhận vài trò giữa bộ phần Nghiệp vụ và CNKT
Business Analyst – Đảm nhận vài trò giữa bộ phần Nghiệp vụ và CNKT

Đảm nhận vai trò là cầu nối giữa các bộ phận nghiệp vụ với bộ phận công nghệ kỹ thuật chính là level cơ bản nhất của BA, người ta thường gọi là interpreter. Khi bạn đạt đến giai đoạn đủ chín mùi ở level cao hơn, lúc này BA không chỉ là người lắng nghe nữa mà bắt buộc bạn phải là người giải các bài toán (vấn đề) cho doanh nghiệp. Các bộ phận nghiệp vụ có rất nhiều bài toán khác nhau cần đến sự hỗ trợ của công nghệ, và các BA phải là trung gian giải bài toán đó trước khi bàn giao cho bộ phận công nghệ.

Những kỹ năng chính của một BA

Một người BA giỏi cần có sự yêu cầu sự nỗ lực hoàn thiện bản thân rất nhiều. Ngoài việc hoàn thiện về mặt kiến thức cho bản thân, bên cạnh đó bạn cũng nên tập trung trang bị cho mình 3 kỹ năng chính sau:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving): Đây chính là kỹ năng cốt lõi của BA, nó giúp ít cho bạn rất nhiều vì hàng ngày BA sẽ phải tiếp xúc với các bài toán và giải chúng.
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và trình bày ý tưởng: Nếu bạn có được đáp án cho bài toán của mình nhưng không biết cách để trình bày cho các bên liên quan thì cũng coi như bao nhiêu công sức giờ “đổ sông đổ bể” hết. Bạn không thể bán được lời giải đó cho khách hàng.
  • Kỹ năng quản lý dự án: Không chỉ một mà rất nhiều bài toán, nhiều dự án khác nhau đang chờ bạn. Vì vậy việc sắp xếp và quản lý được các dự án, các vấn đề phát sinh sẽ đưa bạn thành công đến đích cuối cùng.
Những skill mà Business Analyst nên sở hữu
Những skill mà Business Analyst nên sở hữu

Đặc điểm trong lĩnh vực BA chính là mỗi một dự án sau sẽ khó hơn dự án trước, và đều là dự án mới. Đó là lý do mà người BA phải liên tục học hỏi, hoàn thiện bản thân mới có thể đáp ứng được yêu cầu của các dự án cũng như các bài toán thường gặp hàng ngày. Mỗi một dự án, một công việc khác nhau, các bạn sẽ cần phải chuẩn bị cho mình một khối lượng kiến thức khác nhau, điều này làm cho lượng kiến thức cần chuẩn bị sẽ rất lớn. 

Trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay, nhu cầu ứng dụng công nghệ của mỗi doanh nghiệp vô cùng lớn. Xu hướng nghề nghiệp của thế kỷ số 2021, Business Analyst lên ngôi, các doanh nghiệp ráo riết săn lùng một đội ngũ BA hỗ trợ các bộ phận nghiệp vụ giải các bài toán của mình thông qua công nghệ. Vì vậy BA trong tương lai được khẳng định sẽ là một trong những nghề rất được quan tâm trên thị trường!

Business Analyst là gì? Những quan điểm sai lầm về BA