Bảo mật hệ thống thông tin là điều cấp thiết mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Dữ liệu công ty nói chung hay thông tin khách hàng nói riêng được xem là huyết mạch, có vai trò quan trọng trong việc phân tích và đưa ra các chiến lược phát triển.
Vậy để bảo mật hệ thống thông tin cho doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện những bước cơ bản nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay với 3T ngay nào!
Bước 1: Mã hóa dữ liệu
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, phần lớn các hoạt động trực tuyến đều tiềm ẩn rủi ro rò rỉ thông tin. Vậy làm thế nào để hạn chế những nguy cơ này và nâng cao bảo mật hệ thống (Network Security) của bạn? Giải pháp mã hóa những dữ liệu quan trọng chính là một bạn cần thực hiện ngay lúc này để
Hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp e ngại khi nghe đến mã hóa dữ liệu. Bởi mã hóa dữ liệu khá phức tạp và cần kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm để thực hiện việc này. TrueCrypt là một trong những phần mềm phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng, giúp mã hóa dữ liệu của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Phần mềm thực hiện bảo vệ dữ liệu trong máy tính và trong ổ cứng bằng những bộ mã hóa của mình.
Bạn có thể tham khảo: Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng hiệu quả cho doanh nghiệp
Bước 2: Sử dụng mật khẩu mạnh
Một mật khẩu mạnh sẽ giúp bạn tránh được các cuộc tấn công của tin tặc vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động mã hóa hỗ trợ doanh nghiệp bảo mật thông tin sẽ vô nghĩa nếu tin tặc biết được dụng mật khẩu có độ bảo mật cao bao mật khẩu của người dùng. Hãy sử dụng mật khẩu bao gồm chữ, số và ký tự đặc biệt.
Dưới đây là một số công cụ sẽ giúp bạn tạo một mật khẩu mạnh mà tin tặc khó có thể “bẻ gãy”:
- PC Tools Random Password Generator.
- Good Password.
- Strong Password Generator.
- GRC Ultra High Security Password Generator.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhớ mật khẩu nhiều ký tự thì hãy sử dụng LastPass. Công cụ này sẽ giúp người dùng quản lý mật khẩu an toàn và hiệu quả nhất.
Bước 3: Xác thực 2 bước
Dù dữ liệu đã được mã hóa và mật khẩu được đặt đủ mạnh, người dùng vẫn có thể bị mất mật khẩu trước các cuộc tấn công. Những môi trường mạng không an toàn là nơi các cuộc tấn công thường xuyên xảy ra, đó có thể là mạng công cộng tại một quán cafe hay trường học… Cài đặt chế độ xác thực 2 bước để có thể tự bảo vệ dữ liệu, bảo mật hệ thống. Điều này có nghĩa là ngoài mật khẩu thì người dùng cần một thông tin khác để đăng nhập vào trang web hoặc dịch vụ.
Công cụ tìm kiếm Google đã cung cấp dịch vụ này dưới cái tên 2-step verification. Kể cả khi tin tặc biết mật khẩu tài khoản Google của người dùng thì cũng không thể truy cập vào vì chúng không biết được mã được tạo ngẫu nhiên gửi đến điện thoại của người dùng là gì.
Bước 4: Bảo mật hệ thống mạng toàn diện
Thông thường những doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng hệ thống mạng riêng biệt, để việc kiểm soát được dễ dàng hơn. Nhân viên của bạn có thể truy cập và kết nối bên ngoài cũng là một khía cạnh trong việc thực hiện bảo mật hệ thống mạng. Bởi khi truy cập, bạn sẽ không biết được môi trường đó có thực sự an toàn hay không, có truy cập các liên kết xấu (link bad) không,…
Doanh nghiệp cần thiết lập bộ phát sóng wifi, việc tăng độ an toàn bằng cách tắt SSID Broadcast, bật MAC Address Filtering và AP Isolation. Ngoài ra, hãy chắc chắn là doanh nghiệp đã kích hoạt tường lửa trên router và máy tính để ngăn chặn những ứng dụng thực hiện các giao tiếp không mong muốn.
Bước 5: Sử dụng giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng
Các bước bảo mật hệ thống trên đều sẽ trở nên vô ích nếu hệ thống thông tin của doanh nghiệp đã bị mã độc tấn công. Một khi mã độc đã xâm nhập vào hệ thống, tin tặc có thể chiếm quyền kiểm soát thiết bị và đánh cắp toàn bộ dữ liệu.
Để hạn chế rủi ro tấn công như vậy, doanh nghiệp nên sử dụng giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng để rà quét hệ thống thường xuyên để phát hiện và cảnh báo các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Từ đó sẽ đề xuất các biện pháp khắc phục thông minh để xử lý vấn đề. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể ngăn chặn rủi ro tin tặc xâm nhập qua các lỗ hổng mạng.
Bảo mật hệ thống thông tin cho doanh nghiệp sẽ trở nên hiệu quả nếu bạn không bỏ qua 5 bước trên. Hy vọng bài viết mang lại nhiều lợi ích dành cho bạn, hẹn gặp lại trong bài chia sẻ tiếp theo.