Covid-19 có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói “Doanh nghiệp Việt nếu không chuyển đổi số, tự khắc sẽ thụt lùi”. Trong khi hàng loạt cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa vì tình trạng doanh thu về gần con số 0 do tác động của dịch thì các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada lại tự hào ghi nhận số đơn tăng 3-4 lần/ ngày. Câu chuyện chuyển đổi số ngành bán lẻ không còn là vấn đề có nên hay không nên mà làm sao để chuyển mình thành công mới là bài toán các doanh nghiệp cần tìm lời giải?
1. Những điều cần biết về Chuyển đổi số ngành bán lẻ
Chuyển đổi số ngành bán lẻ là quá trình chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng (Supply chain) sang tập trung vào khách hàng dựa trên dữ liệu chuỗi kỹ thuật số cung cấp (Digital Value Chain). Hay hiểu đơn giản, là sự thay đổi từ bán lẻ truyền thống sang bán lẻ kỹ thuật số.
- Trong đó, bán lẻ truyền thống là hình thức bán hàng cho người tiêu dùng tại cửa hàng. Phần lớn doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng bằng việc thiết kế một không gian mua hàng thu hút, cách sắp xếp sản phẩm bắt mắt. Họ quan niệm rằng, điều đó sẽ giữ chân khách hàng ở lại cửa hàng lâu hơn, có thời gian ngắm nghía, chọn lựa và thử trực tiếp thì cơ hội mua thêm sản phẩm sẽ cao hơn.
- Bán lẻ kỹ thuật số thực hiện theo 1 chuỗi kỹ thuật số được chia làm 3 khâu:
Thu thập dữ liệu khách hàng -> Chuyển dữ liệu đó thành insights -> Từ Insights đó sẽ có hành động cụ thể: Nhắn tin hoặc gọi điện tư vấn chốt đơn,…
Mô hình bán hàng hiện đại tập trung kết nối khách hàng qua các kênh mua bán trực tuyến, tạo môi trường trao đổi thân thiện, gần gũi giữa khách hàng và các đơn vị kinh doanh.
2. Những sai lầm phổ biến dẫn đến chuyển đổi số ngành bán lẻ thất bại
2.1 Chưa thoát ra khỏi mô hình tổ chức cũ
Lãnh đạo các doanh nghiệp cần nhận thức được rằng, mô hình kinh doanh bạn đang hướng tới khác hoàn toàn so với phương pháp truyền thống bạn đang làm. Nếu chưa thực sự sẵn sàng thay đổi, bạn nên có thời gian chuẩn bị thêm thay vì áp dụng nửa vời, pha trộn giữa hiện đại và truyền thống chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.
2.2 Chưa xử lý hiệu quả dữ liệu khách hàng thu thập được
Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ, khi ứng dụng chuỗi kỹ thuật số đều chưa tạo ra được văn hóa lấy dữ liệu làm trọng tâm, không có chiến lược dữ liệu đồng nhất và không tập trung vào việc chuyển các dữ liệu thành insights. Tiêu biểu là kể cả lãnh đạo hay nhân viên đều chưa bỏ được thói quen đưa quan điểm cá nhân vào việc quyết định khách hàng muốn gì và điều gì sẽ tốt cho họ, kết quả khách hàng vẫn sẽ rời đi dù tại thời điểm đó, họ đang vô cùng quan tâm đến sản phẩm.
2.3 Coi nhẹ tầm quan trọng của công nghệ
Công nghệ là công cụ hỗ trợ hữu hiệu, là chất xúc tác thúc đẩy quá trình chăm sóc, chốt đơn diễn ra nhanh hơn, chất lượng hơn. Quan điểm không cần 1 phần mềm công nghệ chuẩn hóa các quy trình dẫn đến đứt đoạn, bất đồng thông tin giữa các phòng ban là lý do các doanh nghiệp dù nỗ lực chuyển mình cuối cùng vẫn thất bại.
3. Muốn chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp bán lẻ Việt cần bắt đầu từ đâu?
3.1 Cải thiện trải nghiệm đa kênh
Không chỉ dừng lại ở việc tiếp cận khách hàng qua nhiều nền tảng online và offline, việc sử dụng một phần mềm cập nhật toàn bộ thông tin về sản phẩm, khuyến mãi, trạng thái tồn kho theo thời gian thực là vô cùng cần thiết. Khách hàng của bạn sẽ chủ động nắm bắt được những vấn đề về sản phẩm họ đang quan tâm để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất. Việc quản lý đồng bộ còn giúp doanh nghiệp vận hành kinh doanh trơn tru và hiệu quả hơn.
3.2 Ứng dụng công nghệ và phần mềm quản lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
Đối với bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào, dù quy mô to hay nhỏ thì một quy trình làm việc chuẩn chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận chưa bao giờ là vô ích.
Làm rõ quy trình, vai trò và trách nhiệm công việc của từng nhân viên
Lấy ví dụ về quy trình thu thập thông tin, xử lý dữ liệu khách hàng của một doanh nghiệp sẽ trải qua rất nhiều bước, đòi hỏi sự tham gia của nhiều phòng ban: từ marketing đến kinh doanh rồi bộ phận kho, kế toán,…Vậy nhà quản lý sẽ làm gì nếu các cá nhân làm việc rời rạc, hiệu quả kém, bộ phận này đổ trách nhiệm cho bộ phận kia?
Khi sử dụng một phần mềm quản lý quy trình làm việc, mọi khúc mắc sẽ được giải quyết.
Toàn bộ công việc đều được cập nhật chi tiết trên phần mềm giúp nhà quản lý dễ dàng nắm bắt tổng quan tiến độ thực hiện công việc của từng phòng ban có trách nhiệm, khâu nào đang chậm, nguyên nhân chậm do đâu để có giải pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời.
Tương tự nhân viên cũng chủ động nắm bắt được nhiệm vụ của mình trong quy trình chung để có sắp xếp thời gian hợp lý, tránh trường hợp chậm deadline ảnh hưởng đến hiệu suất nói chung và các bộ phận khác nói riêng.
Tối ưu năng suất làm việc của đội ngũ nhân sự
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ có nhiều chi nhánh, chuyển đổi số còn giúp nhà quản lý đánh giá chính xác năng suất cũng như chất lượng làm việc của từng cá nhân ở mỗi cơ sở. Tiến hành giao việc nhanh chóng khi có vấn đề phát sinh, cập nhật kết quả trực tuyến thay vì nhận bảng báo cáo Excel vào cuối ngày giúp quy trình làm việc diễn ra liền mạch, mang lại hiệu suất tuyệt đối.
Việc thoát ra khỏi tư duy cũ để hòa mình vào kỷ nguyên số đang chiếm lĩnh thị trường chưa bao giờ là dễ dàng. Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cần lấy hết can đảm, quyết tâm thay đổi toàn bộ phương thức vận hành và cách thức tiếp cận khách hàng thì mới có thể tận dụng được hết lợi ích của việc chuyển đổi số. Đừng quên chọn cho mình một phần mềm quản lý quy trình công việc hoàn hảo để thúc đẩy tối đa năng suất nhân sự, mang lại sự phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp.
Nguồn: Internet
Leave a comment
Sign in to post your comment or sign-up if you don't have any account.