Sự phát triển của công nghệ và mạng internet đã dẫn đến sự ra đời của thương mại điện tử và các mô hình thương mại điện tử trong nền kinh tế toàn cầu. Thực tế có khá nhiều mô hình thương mại điện tử đã ra đời dựa trên sự tiên tiến của công nghệ phần mềm và độ phủ sóng không giới hạn của mạng internet. Bài viết hôm nay, cùng 3T METRICS tìm hiểu 4 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay.

Mô hình thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là phương thức giao dịch, buôn bán trực tuyến thông qua mạng internet và công nghệ phần mềm. Thương mại điện tử trở thành “thị trường” của chính nó nhờ mạng lưới thông tin dày đặc, ngăn nắp và dễ tìm kiếm, đem lại những trải nghiệm người dùng thông minh và tối ưu nhất.

Bởi những tiện ích vượt trội mà thương mại điện tử đang trở thành một trong những ngành có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thương mại điện tử ra đời và ngày càng phát triển thành nhiều mô hình khác nhau. Mô hình thương mại điện tử hay chính là cách thương mại điện tử tạo ra doanh thu của nó dựa trên tên gọi và mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia mua bán trực tuyến. Hiểu rõ về cách thức hoạt động của các mô hình thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tìm được hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Bài viết liên quan: Những lợi ích mang lại khi kinh doanh đa sàn thương mại điện tử

4 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất

Trong các mô hình thương mại điện tử thì sau đây là 4 mô hình thương mại điện tử phổ biến, thân thuộc nhất xung quanh cuộc sống của chúng ta.

Mô hình thương mại điện tử B2B

Mô hình thương mại điện tử B2B hay còn gọi là “Business To Business”. Mô hình B2B có chủ thể tham gia là các doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp qua các sàn thương mại điện tử hoặc website thương mại điện tử của doanh nghiệp đó.

Mô hình thương mại điện tử B2B

Mô hình này chủ yếu cung cấp các dịch vụ về công nghệ, phần mềm bán hàng hoặc các giải pháp marketing của doanh nghiệp chuyên môn đến các doanh nghiệp bán lẻ nhằm giúp các kênh thương mại điện tử của họ đến gần hơn với khách hàng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Mô hình thương mại điện tử B2C

Mô hình thương mại điện tử B2C

Mô hình thương mại điện tử B2C là viết tắt của cụm từ “Business To Customer”. Tức là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và các khách hàng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm từ doanh nghiệp đó.

Đây là mô hình tiềm năng và phổ biến nhất trên thị trường thương mại nói chung và thị trường thương mại điện tử nói riêng bởi nó cung cấp những sản phẩm phục vụ nhu cầu dân sinh, thiết yếu của cuộc sống, là đích đến trong kinh doanh và mua bán, phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người. Đây còn gọi là mô hình kinh doanh bán lẻ với các mặt hàng tiêu dùng phổ biến như: Thực phẩm, sức khỏe, làm đẹp, giải trí, đồ gia dụng, đồ điện tử….

Mô hình thương mại điện tử B2C dễ dàng tiếp cận khách hàng nhất nhưng cần có chiến lược kinh doanh thông minh để đảm bảo doanh thu ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình thương mại điện tử C2C

Mô hình thương mại điện tử C2C có nghĩa là “Customer To Customer” . Đây là mô hình khá đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử mà thương mại truyền thống không có được.

Mô hình thương mại điện tử C2C

Khi thương mại điện tử ngày càng phát triển, hình thức mua hàng trực tuyến ngày càng phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trên thị trường. Các sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử ra đời đóng vai trò trung gian và hình thành nên hệ thống “chợ online” để người tiêu dùng có thể tham gia mua, bán trên đó và trả một lượng hoa hồng nhỏ cho website.

Mô hình C2C cho phép người tiêu dùng có thể hình thành gian hàng của mình trên các website C2C một cách đơn giản và nhanh chóng. Nó giúp bạn dễ dàng tiếp cận người mua và mang lại nguồn thu nhập riêng cho người tiêu dùng.

Mô hình thương mại điện tử C2B

Mô hình thương mại điện tử C2B nghĩa là “Customer To Business”. Đây là mô hình thương mại điện tử dựa trên việc người tiêu dùng tạo ra giá trị mà doanh nghiệp cần. Đó có thể là những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia tự do đăng tải trên các trang web mua bán ảnh và được doanh nghiệp mua lại, hoặc các doanh nghiệp cần mua lại đồ cũ từ lượng lớn người dùng internet để tái chế và sản xuất sản phẩm mới như: Quần áo secondhand,…

Để tìm được mô hình thương mại điện tử phù hợp cho doanh nghiệp của mình, bạn cần phân tích sản phẩm doanh nghiệp cung cấp và những gì doanh nghiệp cần có phù hợp với các mô hình đó không và tại sao?

Vừa rồi là 4 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay được các doanh nghiệp, người tiêu dùng biết đến rộng rãi và ứng dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.